HỌC GÌ Ở NEW ZEALAND?

Khi đi du học New Zealand, ắt hẳn bạn rất muốn biết những ngành nào sẽ được đào tạo tại đây phải không? Hiểu rõ ngành học sẽ giúp bạn định hướng và có được những lựa chọn chính xác nhất cho mình. Để giúp bạn có thêm thông tin về chương trình đào tạo tại xứ sở kiwi này, hãy cùng với Shunny Education tìm hiểu các ngành đào tạo khi du học New Zealand nhé!
 

1.    Engineering:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Civil engineering: thiết kế và thi công các công trình cầu đường như: đập thủy điện, cầu, đường, hệ thống ống dẫn nước, gas, chất thải.
  • Chemical engineering: thiết kế, phát triển, vận hành các quy trình và thiết bị biến nguyên liệu thô thành sản phẩm như: gas hay thuốc.
  • Computer Systems engineering: thiết kế các hệ thống hoạt động phức tạp dựa trên máy tính như: robot, các thiết bị điện tử, các ứng dụng đa phương tiện.
  • Electrical engineering: thiết kế, phát triển, vận hành các quy trình và thiết bị sản xuất, phân phối và sử dụng điện.
  • Mechanical engineering: thiết kế, giám sát công trình, sửa chữa các máy móc và thiết bị. Ngành học này cũng liên quan đến sản xuất năng lượng.

2.    Agriculture:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Farm manager: bảo trì, bảo dưỡng và vận hành, quản lý các hoạt động của nông trại.
  • Viticulturalist: chuyên gia trong lĩnh vực về rượu, sử dụng nho làm nguyên liệu tạo ra rượu cũng như các thực phẩm và thức uống khác.
  • Horticulturalist: làm việc trực tiếp với cây cối, thi công đất trồng và quản lý canh tác.
  • Agricultural/horticultural scientist: nghiên cứu về động vật, đất trồng, mùa vụ để giải quyết các vấn đề về chất lượng cây trồng và bệnh dịch cũng như sâu bọ.
  • Forestry manager: lên kế hoạch cho việc trồng, nuôi dưỡng, và thu hoạch gỗ ở rừng.

3.    Technology:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Software developer: viết, thử nghiệm, phát triển các ứng dụng chương trình máy tính.
  • Electronics engineer: thiết kế, phát triển và giám sát việc sản xuất các hệ thống và thiết bị điện tử.
  • Food technologist: tạo ra thực phẩm và thức uống mới, phát triển những cách hiệu quả hơn để sản xuất chúng.
  • Quantity surveyor: định xem sẽ tốn bao nhiêu tiền cho một dự án và đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn trong mức ngân sách cho phép.
  • Web developer: phát triển, cải thiện và duy trì các trang web, tích hợp chúng với phần mềm và các cơ sở dữ liệu.

4.    Business and Management:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Entrepreneurs: tạo ra các ý tưởng kinh doanh, thương mại hóa các ý tưởng này thành các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • Human resources advisors: chịu trách nhiệm về nhân viên và các vấn đề nhân sự trong một tổ chức
  • Policy analysts: thu thập và phân tích dữ liệu giúp lập kế hoạch, phát triển, giải thích và xem xét các chính sách của chính phủ hoặc công nghiệp.
  • Public relations consultants: lên kế hoạch và phát triển thông tin để quảng bá danh tiếng của một tổ chức.
  • Project managers: quản lý các khía cạnh chiến lược, tài chính, vận hành và công nghệ của các dự án.

5.    Digital design:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Digital animators: sử dụng phương tiện truyền thống và kỹ thuật số như: bản vẽ, mô hình, ảnh chụp, phần mềm chụp ảnh và thao tác, để tạo ảnh động và tĩnh cho in ấn, web, TV và phim.
  • Visual effects artists: tạo ra những hình ảnh động bằng máy tính và các hiệu ứng đặc biệt cho phim và các sản phẩm khác.
  • Game artists: thường làm việc theo nhóm, tạo ra các trò chơi điện tử, đưa ra các chủ đề, nhân vật, bối cảnh, cốt truyện và cách chơi cho game.
  • Compositors: làm việc ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất để tổng hợp các yếu tố như: hiệu ứng, đồ họa, hoạt hình 2D, phim người đóng vào những công đoạn hình ảnh cuối cùng.
  • Mobile app designers: tạo ra các chương trình sử dụng thiết bị di động như Smartphone, bao gồm: viết, thử nghiệm và sửa chữa các lỗi phát sinh.

6.    Science:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Marine biologists: nghiên cứu động thực vật sống dưới biển và mối quan hệ giữa chúng với môi trường.
  • Food scientists: kiểm tra thực phẩm, an toàn vệ sinh trong nấu nướng và tiêu thụ thực phẩm.
  • Environmental scientists: nghiên cứu về động thực vật vầ vi sinh vật, đưa ra giải pháp để giảm thiểu tác hại hoạt động của con người đến môi trường sống xung quanh.
  • Geologists: nghiên cứu cấu trúc các tầng địa chất và lịch sử hình thành của nó và Trái Đất.
  • Biotechnologists: nghiên cứu các sinh vật sống như động thực vật, nấm và virus, sử dụng những nghiên cứu này để phát triển các sản phẩm y học, công nghiệp và nông nghiệp.

7.    Mathematics:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Software developers
  • Statisticians: thu thập, phân tích và giải thích thông tin số để giúp ta đưa ra quyết định.
  • Actuaries: dự đoán và đánh giá các rủi ro tài chính và tác động của nó trong tương lai.
  • Economists: nghiên cứu về thị trường tài chính, lao động và thương mại.
  • Accountants: cung cấp hệ thống và dịch vụ kế toán liên quan đến thuế và các giao dịch tài chính của tổ chức và cá nhân.

 

8.    Fashion and Design:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Fashion designers: phác thảo, chọn vải và hoa văn, đưa ra hướng dẫn để tạo ra được quần áo, giày dép, phụ kiện.
  • Graphic designers: tạo ra các giao tiếp trực quan (giao tiếp bằng hình ảnh hay âm thanh…), từ logo, trang web đến cách trưng bày bảo tang.
  • Industrial designers: phát triển các khái niệm chủ đề và thiết kế cho các sản phẩm từ ô tô đến đồ nội thất cho đến điện thoại di động.
  • Costume designers: chịu trách nhiệm thiết kế trang phục cho phim ảnh, kịch, và truyền hình để giúp tạo ra vể bề ngoài phù hợp với tâm trạng và bối cảnh của sản phẩm.
  • Textile designers: thiết kế và tạo ra các mẫu vải in hoa văn và dệt khác nhau từ quần áo cho đến bao bì bên ngoài.

9.    Food and Hospitality:


Các chuyên ngành đào tạo:

  • Hotel managers: chịu trách nhiệm việc điều hành các hoạt động hàng ngày của khách sạn, từ quản lý ngân sách đến tiếp thị đến thuê mướn nhân viên và cả công việc vệ sinh.
  • Restaurant managers: đảm bảo rằng các nhà hàng hoạt động hiệu quả và khách hàng hài lòng với thức ăn và dịch vụ.
  • Food and beverage managers: làm việc trong nhà hàng, khách sạn hoặc các công ty liên quan đến thực phẩm, ăn uống, phụ trách ngân sách thu chi, quản lý nhân viên và lên thực đơn.
  • Chefs: chuẩn bị thức ăn, chạy bếp và giám sát nhân viên nhà bếp.
  • Events organisers: phát triển kỹ năng tổ chức các cuộc họp và hội nghị, quan hệ công chúng, tiếp thị và quản lý tài chính.

Tham khảo: www.studyinnewzealand.govt.nz
 
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong dịch vụ tư vấn tuyển sinh du học, Shunny tự hào là cầu nối giúp bạn thực hiện giấc mơ du học New Zealand. Nếu xứ sở kiwi là điểm du học mà bạn hướng đến trong năm nay, hãy nhanh tay liên hệ Shunny thông qua hotline +84 28 730 39 588 để được tư vấn cụ thể về lộ trình du học hoàn hoả cho bản thân bạn nhé!
 
Mọi thông tin tư vấn vui lòng liên hệ Shunny Education

  • 2 Park st, NSW 2000, Sydney, Australia
  • 534C Lê Văn Sỹ, P.14 Q3, TP.HCM
  • 36B Đường 9, TTF361 An Dương, Yên Thụ, Tây Hồ, Hà Nội

 
Hãy Đặt lịch hẹn ngay hôm nay với Shunny để được tư vấn miễn phí bạn nhé
 
Số điện thoại:
+61 421 166 014
+84 28 730 39 588

Email: team@shunnyeducation.com

 
 
 
 
 

Trả lời

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chat trên Messenger
Chat trên Viber
Bạn cần tư vấn?